Những điều cần lưu ý khi tiến hành lập Gia Phả

 Lý do gì tôi có thể làm gia phả họ Đặng, gia phả bên chồng tôi. Thấy được lợi ích gia phả đối với dòng họ,  với sự nghiệp giáo dục, với lịch sử và đối với xã hội; mong muốn tìm về cội nguồn, tổ quán đã ấp ủ từ lâu. Đọc được bộ gia phả họ Đặng - Bàu Sim, thấy chi của mình còn thiếu nên cảm thấy bùi ngùi, áy náy, do đó quyết tâm viết cho được gia phả họ Đặng Thúc Liêng thật hoàn chỉnh



Quá trình chuẩn bị:

Bước 1: Nghiên cứu gia phả đã có.

Bước 2: Sưu tầm và trích lục tư liệu của ông tôi là một nhân sĩ  yêu nước miền Nam ở các thư viên, thông tin trên sách, báo và ở dòng họ.

Bước 3: Nghiên cứu, sấp xếp tư liệu.

Bước 4: Ghi phả hệ.

Bước 5: Nghiên cứu cấu trúc bộ gia phả đã có: Mở đầu – chính phả có phả ký, phả hệ, phả đồ – ngoại phả và phụ khảo.


Bắt đầu viết: Viết phả hệ cho hết để nắm qui mô và một số đặc điểm dòng họ (nông dân, viên chức hay doanh nhân). Khi nắm được dòng họ rồi thì tìm tổ quán và viết phả ký. Phải đọc một số phả ký mẫu theo cách hướng dẫn. Viết bài mở đầu. Sắp xếp ngoại phả. Vẽ phả đồ.

Tôi xin trích nêu một số kinh nghiệm:

 Kinh nghiệm “Tự viết gia phả”: Trước tiên phải viết phả hệ theo từng chi, viết hết chi nầy rồi tới chi khác để khi bà con xem được liên tục. Cần viết kỷ phả hệ để nắm toàn bộ qui mô, đặc điểm dòng họ qua lời kể của bà con. Ta sẽ thấy dòng họ nhỏ hay lớn, đông hay ít người, nhiều chi, nhiều đời không, tài sản, chức vụ thế nào, công nhân, nông dân, vên chức, doanh nhân? Viết phả hệ tức là ghi lại lý lịch, tiểu sử khái quát của nhân vật, quan hệ thế thứ của họ. Ghi lại hết những người trong gia đình,, tới con, cháu…Qua phả hệ, nhiều khi ta biết thêm bà con xa gần, mặt ưu, mặt khuyết từng người.

Trong gia phả Bàu Sim có ba chi. Chi 2 và Chi 3 gia phả trước đã viết, chỉ còn chi 1 là ngành trưởng là ông tôi là chưa có mà chúng tôi cần bổ khuyết: ông thứ 1 Đặng Văn Sơn, ông thứ 2 Đạng Văn Lộc và ông thứ 3 tên Đặng Văn Điểm. Như vậy, chi 1 là ông Đặng Văn Sơn, ông nầy sanh 1 người con là Đặng Văn Duy. Ông Duy sanh ba người con là ông Kim, ông Đặng Thúc Liêng và ông Tồn. Ba tiểu chi phát triển và ghi tiếp. Mỗi nhân vật đều ghi tiểu sử ngăn, gọn nhưng đầy đủ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, năm mất, tại đâu, nghề nghiệp, học lực, sở thích.

Kinh nghiệm viết phả ký”: Khi nắm được dòng họ rồi ta tìm tổ quán, hoặc qua lời kể của dòng họ hoặc qua trích lục tư liệu, hoặc qua giấy tờ…và bắt đầu làm dàn bài và viết phả ký. Phải đọc một số phả ký mẫu, viết phần nầy là khó nhất, không phả ký nào giống phả ký nào. Vì thông thương ta không biết dược ông bà  tổ  đời 1. Ta phải tranh thủ khai thác những người lớn tuổi, lắng nghe, cân nhắc. Trước khi viêt phả ký, tôi nghiên cứu lại phả hệ, đọc lại nhiều lần đồng thời nghiên cứu dàn bài của Trung tâm Nghiên cứu và Thực hành Gia phả.

Ông bà Tổ đầu tiên và Tổ quán

Điều kiện nào thì ta làm gia phả được? Có hai điều kiện: biết được vị  tổ đầu tiên và biết được tổ quán. Vị tổ đầu tiên, là ông bà tổ đời 1., là vị nguyên tổ, thỉ (thủy) tổ, khởi tô, trong mối quan hệ tương đối,  mà người trong họ biết được hay trong sách sử, gia phả đề ra Tổ quán là nơi ông tổ đời 1 sinh sống lớn lên cưới vợ và sanh ra con cái. Có thể từ nơi nào đó tới khai cơ lập nghiệp. Dòng họ nào cũng có một ông bà khởi tổ, còn gọi là ông bà thỉ tổ. Trong một chi họ có một ông bà “đời 1”.

Khảo cứu các thành viên trong một họ ta gọi là nghiên cứu về kỷ sự các thành viên đó. Kỷ sự, theo Hán – Việt Từ Điển của Dào Duy Anh là “sách ghi sự thật những sự việc”, có sách khác ghi: “Kể tiểu sử của một người, hay kể sự việc riêng tư hoặc có khi kể tiểu sử của nhiều người”.

Về tiểu sử một người, ta nêu lý lịch người đó từ lúc nhỏ đến nay trong mối quan hệ với dòng họ, cha mẹ, anh em, với xóm ấp,lviệc học hành, lớn lên lao động, làm việc, tham gia cách mạng, chiến đấu. Nói về sở thích, tánh tình, lòng yêu thương mọi người.

Cần quan tâm ghi kỷ sự. hanh trạng, tiểu sử người nông dân với mối quan hệ của họ từ tuổi thiếu thời đến khi chết; với gia đình, lao động, ruộng vườn, là người có tay nghề truyền thống ta cần ghi cho rõ.

Việc viết về tổ quán có liên quan đén việc nghiên cứu địa chí xóm ấp là công việc của gia phả, ta chép về địa dư, phong tục, tập quán, nhân vật, sản vật hoặc địa lý,địa lý lịch sử, văn hóa của xóm ấp; Nói địa phương, tổ quán ấy tác động hình thành nếp sống, thái độ một người và nói người đó đã có những hành động, việc làm gì đối với quê hương xứ sở. Cần  mô tả đình, chùa, bến, chợ ở xóm quê ấy.

Đi điền dã và tiếp xúc với dòng họ 

Viết sử về dòng họ là phải đi tới dòng họ đó, đây là một kinh nghiệm, một nguyên tắc. Có những công việc cơ bản phải làm: gặp những người am hiểu, những người lớn tuổi để hỏi; hỏi để ghi chép đầy đủ khung nhân sự, hỏi hành trạng, tiểu sử càng nhiều người càng tốt, hỏi thứ tự các con, hỏi kỷ niệm của họ đối với một vài người nổi bật, hỏi nội dung, hình thức các ngày giỗ chạp; quan sát bàn thờ tổ tiên, mô tả cách chưng bày thờ phượng, sao chụp hình ảnh, bằng, giấy tờ; đất đai, nhà cửa rộng, hẹp…

Ta phải chuẩn bị nội dung, cách phỏng vấn.

Quan sát mồ mả, theo cách gọi khác nhau giữa ba miền Nam Trung Bắc về khu mộ, hướng quay đầu khi chôn người Việt, người Tiều khác nhau; ghi tên tuổi, năm sanh năm mất trên mộ bia để đối chiếu; gặp chữ Hán, phải dịch ra Quóc ngữ, chụp hình người, mồ mả, nhà cửa…

Gặp những bà dâu, những người phụ nữ, chú ý hỏi kỷ thân phận người phụ nữ trong gia đình. Những bà dâu thường nói những chuyện đặc sắc. Chú ý loại bỏ khuynh hướng đề cao quá mức, những điểm phi lý, mê tín…Phải đi và truy tìm không phải một lần, song sắp xếp kế hoạch đi càng tỉ mỉ thì việc ít tốn công đi lại, đó là kinh nghiệm.

Việc nhận họ 

Ta dựng phả thường là cho từng chi họ. Họ Nguyễn, thực tế là chi họ Nguyễn đó, cha mẹ của ông tổ đời 1 là ai, từ đâu (chi họ miền Nam thường nói “ở miền ngoài, ở Ngũ Quảng vô”). Nếu tìm được gia phả cổ có ghi rõ: từ “Bao Lầy, phủ Tư Nghĩa”, hoặc ghi rõ hơn: thôn ấp, làng xã, huyện nào là ta có thể truy tìm được.

Việc thứ hai là phải ra tới ngoài đó, tìm cho được, thí dụ họ Nguyễn nói trên, hỏi trong họ, trong gia phả (cổ) có ai tên nầy vào Nam và sau cùng ra khu mộ để đọc mộ bia, thẩm tra một số tên người chôn. Phải thẩm tra từ hai phía, từ tổ quán trong nầy và từ nguyên quán ngoài kia, nếu khớp là phải. Có trường hợp ta dựa vào sách sử để kết nối, nếu sách sử chỉ rõ ở hai nơi một cách cụ thể, chính xác. (Trường hợp các dòng họ họp nhứt hiện nay ở các nơi, phải chú ý công việc truy tìm, nhân họ – trước hết phải ghi lại gia phả của chi mình).

Ta còn có việc đổi ngày âm lịch ra dương lịch, cách đổi, đề nghị tra theo sách; công thức truy năm sinh của ông tổ, các chức tước từ các đời vua, học vị ngày xưa; việc xây dựng nhà từ đường, những việc tra cứu từ đinh bạ, địa bạ, lục sổ bộ đời ở Nam bộ. Tất cả là phải tiếp cận với kho lưu trữ, thư viện.

Bài viết của tác giả Trần Thị Kim Xuyến

Mới hơn Cũ hơn