TÓM TẮT
Bài viết tìm hiều về tổ chức quân đội Việt Nam thời kì chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn từ cuối thế kỉ XVI đến nửa đầu thế kỉ XIX. Chính quyền chúa Nguyễn và các vị vua đầu triều Nguyễn đã xây dựng được một lực lượng quân đội ngày càng lớn mạnh, tinh nhuệ, với đầy đủ các binh chủng, được trang bị vũ khí hiện đại đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng, củng cố bộ máy chính quyền, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia.
1. Đặt vấn đề
Cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, những biến động chính trị lớn đã dẫn tới sự sụp đổ của triều Lê sơ. Các cuộc chiến tranh giành quyền lực của các thế lực phong kiến Trịnh – Mạc, Trịnh – Nguyễn diễn ra suốt một thế kỉ sau đó đã làm suy yếu nhà nước phong kiến Đại Việt. Đất nước bị chia cắt làm hai miền, hai chính quyền riêng biệt tồn tại ở hai miền Nam – Bắc của đất nước, các cuộc chiến tranh đã làm cho nước Đại Việt lâm vào khủng hoảng, đời sống nhân dân điêu đứng, khổ cực.
Chúa tiên Nguyễn Hoàng, các đời chúa kế vị: Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635), Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648), Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), Nguyễn Phúc Trăn (1687 - 1691), Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), Nguyễn Phúc Chú (1725 - 1738), Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) đều cố gắng ổn định chính trị, phát triển kinh tế, bảo vệ cơ nghiệp và không ngừng mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Song song với việc phát triển một nền kinh tế hướng biển, chính quyền Đàng Trong rất chú trọng đến việc xây dựng lực lượng quân đội đông và mạnh. Trước là để đối phó với họ Trịnh ở phía Bắc, ngăn chặn các hoạt động xâm phạm biên cương của Chiêm Thành. Sau đó, từng bước can thiệp vào nội bộ chính trường Chân Lạp, tạo điều kiện cho công cuộc mở rộng lãnh thổ về phương Nam, xác lập chủ quyền một cách vững chắc trên vùng đất Nam Bộ.
Sau khi đánh bại vương triều Tây Sơn, tháng 5-1802, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Tiếp nối vua Gia Long, các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức đã thi hành nhiều biện pháp để khôi phục, phát triển đất nước. Dưới triều vua Gia Long và Minh Mạng, chính sách quốc phòng được nhà nước đặc biệt chú trọng. Quân đội ngày càng được tổ chức theo hướng chính quy, hiện đại.
2. Quân đội Việt Nam thời kì chúa Nguyễn
Tổ chức quân đội
Để đương đầu với họ Trịnh ở phía Bắc, ngăn chặn các hành động quân sự xâm lấn lãnh thổ của Chiêm Thành ở phía Nam, âm mưu bành trướng về phía Đông của Xiêm và mở mang bờ cõi về phía Nam, thực hiện nhiều biện pháp nhằm chiêu dụ cư dân vào vùng Thuận Hóa sinh sống, chú trọng phát triển nông nghiệp, chính quyền chúa Nguyễn đã xây dựng một thể chế mang đậm tính quân sự, lấy quân đội làm chỗ dựa, ưu tiên việc binh và thường xuyên tổ chức một lực lượng quân đội mạnh. “Đàng Trong được tổ chức như một chế độ quân sự, đặc biệt vào thế kỉ XVII. Vua là người lãnh đạo cao nhất của lực lượng vũ trang hay đúng hơn người ta chỉ có thể làm vua với tư cách là tướng tổng chỉ huy quân đội... Cả nước đặt dưới quyền kiểm soát của các quan võ. Từ “Dinh” có nghĩa là đạo quân đã được sử dụng để gọi một đơn vị hành chính”
Từ đời chúa tiên Nguyễn Hoàng đến võ vương Nguyễn Phúc Khoát, chính quyền Đàng Trong đã xây dựng được một lực lượng vũ trang mạnh, tinh nhuệ, với đầy đủ các binh chủng, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí, bao gồm cả những vũ khí hiện đại của phương Tây lúc bấy giờ. Sức mạnh của lực lượng quân sự không những giúp chính quyền Đàng Trong đủ sức đương đầu với thế lực họ Trịnh ở Đàng Ngoài mà còn tạo thế đứng vững chắc cho chính quyền Đàng Trong với các nước lân bang trong bối cảnh khu vực có nhiều biến động.
Quân đội của chúa Nguyễn gồm có 3 loại: quân túc vệ, quân chính quy ở các dinh và quân địa phương.
Quân túc vệ hay còn gọi là thân quân, chuyên bảo vệ cung điện của chúa và hộ vệ chúa. Quân túc vệ gồm hai vệ: Tả tiệp và Hữu tiệp đặt ở hai bên tả, hữu dinh chúa, mỗi vệ 50 người. Đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát thì quân túc vệ được gọi là đức lâm quân. Loại quân sĩ này đòi hỏi lòng trung thành tuyệt đối nên các chúa Nguyễn chỉ chọn trong con cháu các võ quan người huyện Tống Sơn (Thanh Hóa) - quê hương của các chúa Nguyễn.
Quân chính quy: đây là lực lượng đóng ở dinh và chịu quyền chỉ huy của trấn thủ. Mỗi Dinh gồm có nhiều cơ, dưới cơ có đội, dưới đội có thuyền. Số đội và số thuyền ở mỗi cơ lại khác nhau. Đứng đầu cơ và đội là viên Cai cơ và Cai đội. Mỗi cơ gồm nhiều đội và thuyền, số người không nhất định, có cơ chỉ có 500 người, có cơ lên đến 3000 người. Thuyền là đơn vị quân đội nhỏ nhất, mỗi thuyền có số binh lính từ 30 đến 50 người do một viên Cai thuyền chỉ huy Quân địa phương (hay còn gọi là Thổ binh, Tạm binh hay Thuộc binh), đây là lực lượng trấn đóng tại các địa phương.
Quân lính được huấn luyện theo binh pháp, được trang bị đủ các loại vũ khí, các chiến thuật chiến đấu, “về binh pháp và cách cai trị trong chinh chiến thì cũng gần như ở châu Âu. Họ cũng giữ các luật lệ để huấn luyện binh lực, đánh du kích, tấn công và rút quân”.
Về binh chủng, ngoài bộ binh, thủy binh và pháo binh, quân đội chúa Nguyễn còn có các tượng binh. Trong đó, bộ binh và thủy binh được chính quyền các chúa Nguyễn chú trọng phát triển, trang bị đầy đủ các loại vũ khí và thường xuyên tổ chức luyện tập, rèn luyện kĩ năng chiến đấu.
Để phát triển lực lượng pháo binh, năm 1631 chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho thành lập một xưởng đúc súng và trường bắn. Song song với việc học kĩ thuật đúc súng của phương Tây, chính quyền Đàng Trong còn thông qua hoạt động ngoại thương để mua súng đạn từ người Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha. Nhờ đó chính quyền chúa Nguyễn đã trang bị được một số lượng đại bác đồn trú gồm 60 lính”
Để khẳng định chủ quyền của mình trên các quần đảo ngoài biển Đông, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chính quyền chúa Nguyễn đã sai người đi “đo bãi cát Trường Sa dài ngắn rộng hẹp bao nhiêu” và tổ chức ra “Đội Hoàng Sa” với nhiệm vụ tuần tra, thu lượm các sản vật từ các tàu đắm, các hải sản quý từ các vùng biển phía Bắc quần đảo Hoàng Sa, đồng thời kiêm quản trông coi đội Bắc Hải ở phía Nam, trình báo về các bọn thổ phỉ ngoài biển và tổ chức khai thác ở hai quần đảo này. Theo ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục, chúng ta biết được cách tổ chức đội thuyền, thời gian đi về của các đội Hoàng Sa ra khai thác, thu lượm ngoài đảo này: “Trước họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào, cắt phiên mỗi năm cứ tháng 2 nhận giấy sai đi, mang lương đủ ăn 6 tháng, đi bằng năm chiếc thuyền tiểu câu ra biển 3 ngày 3 đêm thì đến đảo ấy rồi ở lại đó”
Đội Bắc Hải phụ trách vùng biển
đảo phía Nam, từ Trường Sa đến Hà Tiên: xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên. “Họ Nguyễn lại đặt đội Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, hoặc người thôn Thứ Chính ở Bình Thuận, hoặc người xã Cảnh Dương, ai tình nguyện đi thì cấp giấy sai đi, miễn cho tiền sưu và các tiền tuần đò, cho đi thuyền câu nhỏ ra các xứ Bắc Hải, cù lao Côn Lôn và các đảo ở Hà Tiên”
vào quân đội một người không đủ tiêu chuẩn cũng sẽ mất đầu” [6, tr.84-85]. Theo ghi chép của Lê Đản trong Nam Hà tiệp lục, binh lính “một là lấy người bản huyện, tức người Tống Sơn, ... Hai là người bản xứ tức người các xứ ở Bắc Hà, tổ tiên họ đã có công vào theo Thuận Hóa. Ba là lấy người Quảng Nam. Năm là lấy người Thuận Hóa. Sau là lấy người miền núi”. Năm 1632, chúa Nguyễn Phúc Nguyên bắt đầu định lệ duyệt tuyển. Dân đinh được chia thành 8 hạng: Tráng, Quân, Dân, Lão, Tật, Cố, Cùng và Đào vong. Hàng năm, tất cả dân đinh từ 18 đến 50 tuổi đều phải ghi tên vào sổ đinh và trình lên để phủ, huyện xét duyệt, lấy lính.
Chúa Nguyễn cũng quy định cụ thể các trường hợp được miễn đi lính, bao gồm: những người từ 50 tuổi trở lên, người có thân hình nhỏ, thấp bé; gia đình có hai con trai thì một người được miễn ở nhà; gia đình có cha mẹ già mà không có con gái. Những dân mới về hay đến địa phương nào sinh sống thì được miễn đi lính trong 3 năm để yên ổn làm ăn. Những người có tên được tuyển chọn đi lính thì được miễn công dịch 3 tháng, các khoản nợ cũ của bản thuyền không phải trả và không phải đóng góp tiền để mua đồ dùng. Nếu cơ đội, thuyền nào có lính bỏ trốn thì trình báo quan tại địa phương đó, quan địa phương phải sai người truy tìm trong vòng 10 ngày. Nếu trong 10 ngày không tìm thấy thì giao cho địa phương (xã) phải bắt lính khác để thay thế. Những lính bỏ trốn bị bắt lại sẽ được dẫn giải về hành theo nội quy luyện tập, thao diễn, vi phạm các điều cấm trong quân ngũ cũng bị trừng phạt nghiêm khắc. Việc xử phạt được áp dụng rộng rãi trong quân đội, từ tướng lĩnh cho tới binh lính. Sự kiện năm 1709 đã cho thấy chúa Nguyễn rất quan tâm tới quân đội, cho dù đó là vấn đề nhỏ nhất. Đại Nam thực lục chép: “Kỉ sửu, năm thứ 18 (1709), mùa xuân, tháng giêng chúa đến trường Vạn Xuân để thao diễn bộ binh. Trước kia các quân thao diễn, trời tạnh thì mặc nhung phục, trời mưa thì mặc thường phục. Hôm ấy trời sáng sủa tạnh ráo, trong quân còn có người mặc thường phục. Chúa giận là trái lệnh, phạt cách chức nội tả, nội hữu và các nội ngoại đội trưởng theo thứ bực”.
Cấp phát lương cho binh lính
Quân lính dưới thời chúa Nguyễn phải ở một thời gian khá dài trong quân ngũ, việc chăm lo cho gia đình hầu như là không giúp được gì nhiều. Để hỗ trợ một phần cho cuộc sống của binh lính và gia đình họ, chính quyền chúa Nguyễn đã “trả lương” cho binh lính theo từng cấp bậc và chức vụ. Theo ghi chép của các tài liệu phương Tây, đời sống của người lính Đàng Trong tương đối sung túc. “Một cuộc điều tra về Quinam do Johan van Linga, một người Hà Lan, thực hiện vào năm 1642 ... ghi nhận là lương của một người lính là từ 10 đến 12 đồng Tây Ban Nha, với 360 pound (160 kí) gạo và 2 canga (một bộ đồ bằng vải thô đen hoặc trắng) mỗi năm” [6, tr.87-88]. Theo nghiên cứu của Li Tana trong Nam hà kỉ văn, một thủ bản của Đặng Trọng An, chức ngày càng hoàn thiện theo hướng chính quy. Bộ Binh được giao nhiệm vụ chịu trách nhiệm trước triều đình về việc quản lí, thuyên chuyển, điều động, thưởng phạt quân sĩ trong cả nước. Mỗi triều vua đều cố gắng xây dựng một lực lượng quân sự mạnh, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí.
Quân đội gồm quân chính quy đóng tại kinh thành (Vệ binh) và quân địa phương (Cơ binh). Quân chính quy được chia thành 3 bộ phận:
+ Thân binh (hộ vệ vua) gồm có các vệ Cẩm Y, vệ Kim Ngô, vệ Tuyển Phong, vệ Loan Gia và doanh Vũ Lâm;
+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành), gồm các doanh Thần Cơ, doanh Thần Phong, doanh Long Vũ, doanh Hổ Uy, doanh Hùng Nhuệ, doanh Tuyển Phong, doanh Kì Vũ;
+ Tinh binh hay Biền binh: Binh lính phòng thủ ở kinh đô và các địa phương. Ngoài ra còn có một số thuộc binh (lính trạm, lính lệ, hộ vệ các quan).
Quân địa phương (Cơ binh) đóng ở các tỉnh, trấn, đặt dưới sự chỉ huy của Đề đốc hoặc lãnh binh.
Quân đội triều Nguyễn được tổ chức thành bốn binh chủng: bộ binh, thủy binh, pháo binh và tượng binh.
Bộ binh được biên chế thành các doanh, cơ, vệ, đội, thập, ngũ. Mỗi cơ gồm 10 đội, mỗi đội 5 thập, mỗi thập có 2 ngũ, mỗi ngũ có 5 người. Đứng đầu các cơ là chánh cơ và phó cơ, đứng đầu đội là suất đội.
Thủy binh được biên chế thành doanh, vệ, đội, thuyền. Thời Minh Mệnh, quân số triều Nguyễn lên tới 212.290 người. “Ước tính các loại là 4 vạn bộ binh bảo vệ triều đình trung ương, 15.000 thủy binh và 10 vạn biền binh. Ngoài ra còn có đạo tượng binh mạnh (riêng ở kinh thành có 105 thớt voi với hơn 500 quân, Bình Định có 15 thớt voi với 119 quân, Hà Nội 13 thớt voi với 122 quân, Quảng Nam có 25 thớt voi với 223 quân...) và một lực lượng pháo binh lớn (các tỉnh thành đều có đại bác: Hà Nội 155 cỗ, Nam Định, Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh đều 200 cỗ... các thành phủ, thành huyện cũng đặt đại bác...) thêm một số quân dùng súng tay” [9, tr.443].
Đến thời Thiệu Trị và Tự Đức, tổ chức quân đội không có gì thay đổi nhiều so với thời vua Gia Long và Minh Mệnh. Tuy nhiên, việc luyện tập, trang bị vũ khí, chính sách cho quân đội không còn được chú trọng nhiều như trước. Trang bị vũ khí của triều Nguyễn không theo kịp trình độ hiện đại so với các nước phương Tây, trình độ lực lượng quân sự còn lạc hậu, việc duy trì và tổ chức một lực lượng quân đội chính quy, kỉ luật của các triều vua sau như Thiệu Trị, Tự Đức đã không còn được chú trọng. Tinh thần và sức chiến đấu của binh lính giảm sút, những bất ổn trong bộ máy cầm quyền, mâu thuẫn giữa triều đình với nông dân ngày càng tăng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho một quốc gia độc lập, có chủ quyền, có lực lượng quân đội đông đảo, hùng mạnh so với các nước trong khu vực đã thất bại trước sự xâm lược của thực dân phương Tây.
Binh lính, mỗi tháng cấp 1 quan tiền, 1 phương gạo, 12 tuổi đến 17 tuổi là tiểu mục, từ 12 tuổi đến 15 tuổi mỗi tháng cấp 5 tiền 15 bát gạo; từ 17 tuổi mỗi tháng cấp 5 tiền 1 phương gạo” Đối với lính kinh tượng và lính tượng các địa phương: “Lấy số voi mà tính suất. Ở Kinh, voi ngự mỗi thớt có 20 người, 10 người mỗi tháng mỗi người được cấp 1 quan tiền, 1 phương gạo, còn 10 người mỗi người mỗi tháng 1 phương gạo. Voi đực mỗi thớt 10 người, 5 người mỗi tháng mỗi người 1 quan tiền, 1 phương gạo, còn 5 người mỗi người 1 phương gạo; voi cái mỗi thớt 5 người, 2 người mỗi tháng mỗi người 1 quan tiền, 1 phương gạo, còn 3 người mỗi người 1 phương gạo; voi đực voi cái ở các thành dinh trấn, mỗi thớt 5 người, 2 người mỗi tháng mỗi người 1 quan tiền, 1 phương gạo, còn 3 người mỗi người 1 phương gạo”
Về “khẩu phần lương điền”, quy định: “Thân binh: Cẩm y vệ, Loan giá vệ, Vũ lâm dinh và tả hữu lưỡng dực, mỗi người cấp ruộng đất khẩu phần 9 phần, lương điền 1 mẫu. Cấm binh: viện Thường trà hai đội Kim Sang và Ngân sang, các đội Giáo dưỡng binh, đội Thượng thiện, đội Tài hoa, thự Hòa thanh, viện Thượng tứ; Kinh tượng và 5 dinh quân Thần sách mỗi người cấp khẩu phần 8 phần, lương điền 9 sào. Tinh binh: các vệ, cơ, đội ở 5 quân Trung Tiền, Tả, Hữu, Hậu, các vệ, cơ Thủy quân mỗi người cấp khẩu phần 7 phần rưỡi, lương điền 8 sào”
Việc luyện tập và thao diễn thì cấp cho mỗi người 1 cân thuốc súng, 1 lạng tín dược, 2 cân đạn chì, 2 miếng đá lửa... Đến kì diễn bắn, phái viên đăng kí sách lên, phân biệt thưởng cho, súng Xung tiêu đạn hỏa tâm bắn gần tiêu chí trong 1 trượng, mỗi phát thưởng 1 lạng bạc, súng Hồng ý đạn hồ điệp, bắn trúng tiêu chí 5 phát thưởng 1 lạng bạc, bắn gần tiêu chí trong 1 trượng mỗi phát thưởng 1 quan tiền”. Đối với thủy binh, triều Nguyễn đã định rõ số lượng và màu sắc cờ hiệu cho các chiến thuyền, quy định về hiệu lệnh cờ lúc hành quân của thủy quân, đồng thời xử phạt nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm.
“Phàm khi thấy cờ “Tam tài” thì nhổ neo đi; thuyền hiệu lệnh đánh ba hồi trống các thuyền theo thứ tự bày hàng nghiêm chỉnh; nếu thấy cờ ấy mà thuyền hiệu lệnh không đánh trống, thì phải phạt 80 trượng; đã đánh trống mà các thuyền không nhổ neo đi thì phạt 50 roi; nếu chưa thấy hiệu cờ iến hành mà đã vượt thứ tự tiến lên thì phạt 100 trượng.
Phàm thấy cờ “Thiên địa” thì phải theo thứ tự tiến đi, nếu trông thấy không tiến thì phạt 50 roi; Phàm thấy cờ “Tứ định” thì phải đi thong thả, nếu vội vàng tranh nhau đi trước, rối loạn trật tự thì phạt 80 trượng; Nếu thấy cờ “Lục hợp” thì phải nấu cơm, ...trái lệnh phạt 40 roi; Phàm thấy cờ “Bát quái” thì phải thả neo... trái lệnh phạt 40 roi; ...Phàm thấy cờ “Nhất thông” thì các đại thần thị vệ đến ngay thuyền ngự giá nghe lệnh, ai đến sau sẽ xử tội nặng” .
Mỗi 30 người lại thêm một bậc, ...tội chỉ đến 100 trượng mà thôi. ...binh lính cá địa phương mới cấp thì kể bắt đầu từ ngày có giấy ghi vào hàng ngũ; đã chi lương tháng mà trốn thì chịu lệ bắt tội; nếu chưa chi lương thì cho để đến cuối năm nghỉ định tính toán mà giảm tội” [11, tr.506]. Về sau, để đảm bảo kỉ cương trong quân đội, giảm tình trạng lính địa phương bỏ trốn, Minh Mạng đã phê chuẩn ban lệnh: “...(lính) trốn một lần đánh 90 trượng, trốn 2 lần đeo gông hai tháng, mãn hạn đánh 100 trượng rồi sang ngũ, trốn đến 3 lần thì bắt giao giam hậu...”.
Đối với quan binh được giao nhiệm vụ trong coi vũ khí của nhà nước, nếu không hoàn thành nhiệm vụ, để xảy ra hư hỏng, mất mát đều bị xử lí theo quy định. “Phàm trong hạn mà binh khí hư hỏng, một vệ mà hỏng đến 100 cái, một đội đến 20 cái trở lên, thì đại viên Chưởng lĩnh cùng Chánh phó quản vệ và Suất đội đều phải phạt bổng 6 tháng, một vệ 51 cái, một đội 11 cái trở lên đều phạt 3 tháng bổng, một vệ 10 cái, một đội 3 cái trở lên, Chưởng lĩnh miễn phạt, Quân vệ và Suất đội phạt bổng 2 tháng”
Với lực lượng quân đội đông và mạnh về quân số, việc tổ chức và biên chế ngày càng được chính quy hóa, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí, bao gồm cả vũ khí truyền thống (súng thần công, gươm, giáo, đinh ba...) và vũ khí hiện đại của phương Tây (súng đại bác, súng trường, thuyền máy, thuốc nổ...), việc luyện tập và thao diễn được duy trì, quy chế trong quân ngũ được quy định.
Nhà Nguyễn vẫn chú trọng vào việc xây dựng và tổ chức quân đội. Quân đội được tổ chức ngày càng hoàn chỉnh, thống nhất từ trung ương đến địa phương, chính quy theo hướng hiện đại hóa. Với đầy đủ các binh chủng: bộ binh, thủy binh, pháo binh, tượng binh, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí như gươm, giáo, đinh ba, thần công, đại bác, thuyền chiến, súng huấn của chúa tiên Nguyễn Hoàng, các đời chúa kế vị: Nguyễn Phúc Nguyên (1613 - 1635), Nguyễn Phúc Lan (1635 - 1648), Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687), Nguyễn Phúc Trăn (1687 - 1691), Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725), Nguyễn Phúc Chú (1725 - 1738), Nguyễn Phúc Khoát (1738 - 1765) đều cố gắng ổn định chính trị, phát triển kinh tế, bảo vệ cơ nghiệp và không ngừng mở rộng lãnh thổ về phía Nam. Song song với việc phát triển một nền kinh tế hướng biển, chính quyền Đàng Trong rất chú trọng đến việc xây dựng lực lượng quân đội đông và mạnh. Trước là để đối phó với họ Trịnh ở hơn người ta chỉ có thể làm vua với tư cách là tướng tổng chỉ huy quân đội... Cả nước đặt dưới quyền kiểm soát của các quan võ. Từ “Dinh” có nghĩa là đạo quân đã được sử dụng để gọi một đơn vị hành chính”.
Từ đời chúa tiên Nguyễn Hoàng đến võ vương Nguyễn Phúc Khoát, chính quyền Đàng Trong đã xây dựng được một lực lượng vũ trang mạnh, tinh nhuệ, với đầy đủ các binh chủng, được trang bị đầy đủ các loại vũ khí, bao gồm cả những vũ khí hiện đại của phương Tây lúc bấy giờ. Sức mạnh của lực lượng quân sự không những giúp chính quyền Đàng Trong đủ sức đương đầu với thế lực họ Trịnh ở Đàng Ngoài mà còn tạo thế đứng vững chắc cho chính quyền Đàng Trong với các nước lân bang trong bối cảnh khu vực có nhiều biến động.
Quân đội của chúa Nguyễn gồm có 3 loại: quân túc vệ, quân chính quy ở các dinh và quân địa phương.
Quân túc vệ hay còn gọi là thân quân, chuyên bảo vệ cung điện của chúa và hộ vệ chúa. Quân túc vệ gồm hai vệ: Tả tiệp và Hữu tiệp đặt ở hai bên tả, hữu dinh chúa, mỗi vệ 50 người. Đến thời chúa Nguyễn Phúc Khoát thì quân túc vệ được gọi là đức lâm quân. Loại quân sĩ này đòi hỏi lòng trung thành tuyệt đối nên các chúa Nguyễn chỉ chọn trong con cháu các võ quan người huyện Tống Sơn (Thanh Hóa) - quê hương của các chúa Nguyễn.
Quân chính quy: đây là lực lượng đóng ở dinh và chịu quyền chỉ huy của trấn thủ. Mỗi Dinh gồm có nhiều cơ, dưới khá lớn. “Nhà vua có một ngàn hai trăm khẩu đại bác, tất cả đều bằng đồng, trong số này người ta thấy có nhiều khẩu có kích thước khác nhau, mang huy hiệu của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, nhưng đặc biệt, có bốn khẩu đại bác nặng, dài khoảng 6 mét, mang huy hiệu Đàng Trong, trông thật đẹp. Niên đại các khẩu đại bác này được đúc là từ 1650 đến 1660” [6, tr.69]. Theo ghi chép trong Đại Nam thực lục, đến năm 1653, pháo đội của chúa Nguyễn đã có 4 cơ (Tả súng, Hữu súng, Tiền súng, Hậu súng), mỗi cơ có 6 thuyền với số lính lên tới hơn 1000 người.
Thủy binh của chính quyền Đàng Trong rất mạnh, được trang bị vũ khí hiện đại của phương Tây như súng đại bác, thuyền chiến, đã từng đánh thắng cả quân đội Hà Lan. Theo ghi chép của Cristophoro Borri “...ngài có một trăm thuyền chiến và hơn nữa, chúa rất mạnh về đường biển...”, “luôn luôn có tới một trăm thuyền chiến có đủ súng ống và nghiêm chỉnh nghênh chiến”, trên các chiến thuyền đều được trang bị súng đại bác và hỏa mai. Theo ghi chép của Lê Đản trong Nam Hà tiệp lục, thì “từ khi khi vào Thuận Hóa trở về sau và trước năm Nhâm Thìn [1772] đời Cảnh Hưng, sổ bổ binh lính theo ngạch cũ gồm quân số ở các đồn tại Chính dinh và các dinh bên ngoài tất cả 5 vạn người... Ngoài cửa biển tục gọi cửa Eo, hai bên đều đặt 10 chiếc thuyền... Cửa Bến Sứ, phía thượng lưu bờ trái có đóng một binh trại. ... Cử Kinh Trang, phía thượng lưu bờ trái cũng có một trại lính Ngoài đội Hoàng Sa và Bắc Hải, dưới thời các chúa Nguyễn còn tồn tại một lực lượng các đội thuyền thường xuyên tuần tra trên biển, theo Li Tana là đội “tuần hải” [6, tr.82]. Chính nhờ lực lượng đội thuyền này mà năm 1643 chúa Nguyễn Phúc Tần mới có thể kịp thời đem thủy quân đánh đuổi tàu chiến của Hà Lan. Các chúa Nguyễn còn thiết lập Ti tàu, là cơ quan phụ trách việc quan hệ với tàu thuyền nước ngoài. Việc duy trì một lực lượng thủy binh mạnh không chỉ giúp chúa Nguyễn đảm bảo an ninh tại các cửa biển mà còn kịp thời đối phó, ngăn chặn các thuyền của nước ngoài có hành động xâm phạm chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Việc tuyển binh và bắt lính
Để có được một lực lượng quân sự hùng hậu đủ sức chống chọi với đối phương, chính quyền chúa Nguyễn đã tiến hành việc bắt lính một cách ráo riết và tràn lan, việc bắt lính vì vậy trở thành một kiếp nạn chung cho mọi người, nhất là những người nông dân và thợ thủ công nghèo khổ, không có thế lực và điều kiện để trốn tránh. Điều này giúp chính quyền Đàng Trong có được một lực lượng quân đội đông đảo, tuy nhiên đây cũng chính là mầm mống khiến cho chính quyền chúa Nguyễn lâm vào tình cảnh bất ổn, suy yếu sau này trước các cuộc đấu tranh của nông dân.
Theo lệ “cứ ba đinh lấy một lính” [4, tr.46], về sau việc tuyển mộ và bắt lính đã diễn ra chặt chẽ và nghiêm ngặt hơn. “Kẻ tìm cách trốn lính sẽ mất đầu, ...kẻ có nhiệm vụ mộ lính mà lại nhận Quảng Nam để xử tội.
Luyện tập và thao diễn
Trong bối cảnh lịch sử khu vực có nhiều biến động, sự suy yếu của Champa và Chân Lạp, sự lớn mạnh và tham vọng “Đông tiến” của người Thái, chính sách ưu tiên việc binh, sự quan tâm của chính quyền chúa Nguyễn đối với quân đội đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng một đội quân đông đảo, tinh nhuệ, thiện chiến.
Việc luyện tập, thao diễn của các binh chủng từ thủy binh, tượng binh đến kị binh, pháo binh được tổ chức đều đặn. Bên cạnh việc “sai các quan văn võ và tam ti kiểm duyệt khí giới, voi ngựa, thuốc đạn công và tư”, chúa Nguyễn còn thường xuyên tổ chức các cuộc diễn tập, thao diễn, duyệt binh để kiểm tra, đánh giá lực lượng quân đội của mình. Với cách thức diễn tập phong phú như bắn cung, bắn súng, thi ngựa, diễn voi, thao diễn thủy binh, bộ binh... quân đội của chúa Nguyễn ngày càng được tổ chức quy củ, tinh nhuệ. Mỗi lần luyện tập hay duyệt binh đều có quan lại các ti, chúa Nguyễn trực tiếp tham dự.
Việc luyện tập diễn ra theo trận pháp đã chuẩn bị sẵn, việc luyện tập, thao diễn tốt sẽ được ban thưởng theo quy định. Đại Nam thực lục chép: “Tháng 3 (1696), dựng trường pháo ở phủ sau. Triệu các quan văn võ cùng các đội trưởng, văn chức và tam ti họp nhau diễn tập, bắn trúng thì được thưởng tiền theo thứ bực, trúng luôn 3 lần thì được thưởng một tấm nhiễu hồng”. Ngược lại, đối với các trường hợp không chấp vào đầu thế kỉ 19, cho biết lương của một người lính trong quân đội chúa Nguyễn là: “một hộc gạo và một quan tiền mỗi tháng, đủ sống cho một gia đình đông người. Vả lại có lệnh nghiêm cấm các quan không được thu tiền của lính. Do đó nhiều người thích làm lính hơn là làm dân đóng thuế” [6, tr.88]. Trong Nam hà tiệp lục cũng cho biết bổng lộc và lương của binh lính như sau: “Về ngụ lộc của quan tước, thì từ Cai đội, Cai cơ trở lên được cấp dân. Ngoài ra cấp tiền, cấp thóc gạo hoặc cấp nhiêu phu, hoặc cấp ruộng công hoặc cấp thuế đầu nguồn, tuần ti, chợ đò. Lương của ba quân thì mỗi năm phát hai kì, đều phát thóc, mỗi năm trừ 2 tháng hành quân theo lệnh chúa, còn 10 tháng khác thì mỗi tháng được phát 1 quan tiền, 1 hộc thóc. ...Việc phát lương theo tháng chỉ căn cứ trên số hiện diện, chiếu theo thực số các cơ đội ở các dinh và Chính dinh bảo nhiêu thì cấp phát”.
Đối với các quan trông coi việc công dịch định kì, khi có tiền công phải phát cho binh lính đúng hẹn, không được chậm trễ, không được để nhà binh mang tiếng đeo nợ. Người nào tư lợi, chia không công bằng, giữ lại tiền không chịu phát thì cho phép binh lính tố cáo, xử phạt nặng. Quan binh không được phép bắt binh lính làm việc riêng cho cá nhân
3. Quân đội Việt Nam thời kì vương triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
Tổ chức quân đội
Dưới thời vua Gia Long và các vua kế nghiệp, quân đội triều Nguyễn được tổ hủy binh có 15 vệ chia làm 3 doanh. “Tổng chỉ huy là quan Thủy sư Đô Thống. Doanh do Đô thống, Vệ do Chưởng vệ chỉ huy. Trên các binh chủng này có 4 quan Đô thống: Tiền quân, Hậu quân, Tả quân, Hữu quân, và trên tất cả là quan Đô Thống Trung quân” [7, tr.46]. Bộ binh và thủy binh được xây dựng, tổ chức thành những binh chủng chính quy, có khả năng tác chiến độc lập. Tuy nhiên pháo binh và tượng binh còn là binh chủng phụ thuộc, chưa trở thành một binh chủng hoàn chỉnh và mạnh như bộ binh và thủy binh.
Số lượng quân đội đã thay đổi và tăng lên theo từng triều vua. Theo nhận định của Barisy, vào đầu thời vua Gia Long, nước ta có chừng 139.800 người trong số đó:
Quân đội (lục quân):
24 đội kị binh: 6000 người; 16 tiểu đoàn tượng binh (200 thớt voi): 8000 người; 30 tiểu đoàn pháo binh: 15.000 người; 25 trung đoàn (mỗi trung đoàn 1200 người): 30.000 người; bộ binh với súng hỏa mai, gươm giáo... 42.000 người; vệ binh huấn luyện theo chiến thuật Tây phương: 12.000 người.
Hải quân (thủy binh):
Thợ thủ công trong xưởng binh khí hải quân: 8000 người; thủy binh trên các tàu ở cảng: 8000 người; phục vụ trên các tàu đóng theo kiểu châu Âu: 1200 người; phục vụ trên các thuyền mành: 1600 người; phục vụ trên 100 thuyền chiến chèo tay: 8000 người. Đến thời Minh Mệnh, quân đội ngày càng được trang bị hoàn thiện hơn.
Việc tuyển quân và cấp phát lương cho binh lính.
Thời Gia Long, việc tuyển binh được thực hiện trên cơ sở số dân đinh ở mỗi địa phương, “phép giản binh” quy định chế độ tuyển quân theo từng địa phương: “Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam Thượng –Sơn Nam Hạ và Thanh Hóa ngoại cứ 7 suất định lựa 1 tên lính; Tuyên, Hưng, Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Quảng Yên thời cứ 10 suất định lựa 1 tên lính [13, tr.68] ... ở Gia Định: cho theo sổ sách tuyển năm Quý Dậu, 8 đinh lấy 1, chia làm 5 ban, 1 ban ở, 4 ban về nhà; hễ đến tháng 3 và tháng 11 phải tới tập trận võ 1 tháng, rồi sẽ cho về”.
Ở các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, chế độ tuyển binh được thực hiện như thời Gia Long. Với chế độ “ngụ binh ư nông”, quân lính thực hiện theo chế độ thay phiên nhau tại ngũ và về quê sản xuất. Binh lính tại ngũ theo thời hạn, lính tuyển từ Nam kì và các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra Bắc, thời hạn là 10 năm; lính tuyển từ các tỉnh Trung kì là 15 năm. Tuổi ở quân ngũ là 50. Hàng tháng, binh lính trong quân đội được nhà nước cấp một khoản tiền nhỏ gọi là “nguyệt hướng” (lương tháng) và được hưởng phần đất công ở làng cao hơn so với khẩu phần của các xã dân. Dưới thời vua Minh Mệnh, vấn đề lương và bổng lộc cho quan binh được quy định chặt chẽ, theo từng cấp bậc. Nhìn chung mức lương của triều đình không đủ đảm bảo cho cuộc sống, nhất là với binh lính.
Đối với binh lính và tiểu mục ở các tượng vệ, tượng cơ: “18 tuổi trở lên”. Bên cạnh việc giảng dạy và luyện tập theo binh pháp từ “Binh thư yếu lược” của Trần Hưng Đạo, “Hồ trưởng khu cơ” của Đào Duy Từ và các sách cổ của Trung Quốc, quân đội triều Nguyễn còn được giảng dạy và luyện tập theo các kĩ chiến thuật của phương Tây. Việc luyện tập và thao diễn trong quân ngũ cũng được các triều vua quan tâm, hàng năm đều tổ chức thao diễn, ra các chỉ dụ nhắc nhở các võ quan chăm lo đến việc huấn luyện binh sĩ.
Đối với tượng binh: “Hàng năm thao diễn riêng 24 lần: cứ vào thượng tuần, trung tuần hàng tháng do Thống quản vệ Kinh tượng liệu phái 1 quản vệ và 150 biền binh, vệ Thần cơ phái 10 pháo thủ, đều mang đủ súng nhỏ súng lớn, thuốc đạn, chọn chỗ đất rộng rãi bỏ không, liệu trích số lấy voi chiếu thường lệ thao diễn... Thao diễn chung 12 lần, từ tháng giêng đến tháng 11, vào ngày cuối tháng, tháng 12 vào ngày 20, đều phái thân binh. Mỗi lần thao diễn riêng có 3 cỗ súng quá sơn, 60 khẩu súng điểu thương, mỗi khẩu thuốc súng đều đủ 5 phát, pháo Du Long, pháo Hóa Sa đều 15 ống, 60 bó đuốc. Mỗi lần diễn chung 4 cỗ súng Võ công tướng quân, 15 cỗ súng quá sơn, 500 khẩu súng điểu thương, thuốc súng đều 5 phát. 100 ống Du Long pháo, 150 ống Hóa Sa pháo, 350 bó đuốc”.
Đối với pháo binh: “Phàm diễn bắn súng điểu thương, ở Kinh từ Phó vệ úy trở lên cấp cho mỗi người 2 cân thuốc súng, 2 lạng tín dược, 8 cân đạn chì, 3 miếng đá lửa, cai đội hiệu úy đội Cẩm y.
Trong điều kiện đất nước không có chiến tranh, các binh chủng được trang bị đầy đủ các loại vũ khí, việc luyện tập và thao diễn được duy trì thường xuyên đã góp phần quan trọng làm cho tổ chức quân đội triều Nguyễn ngày càng được hoàn chỉnh, thống nhất theo hướng chính quy, hiện đại. Quân đội triều đình có thể cơ động ứng chiến ở các nơi, góp phần quan trọng giữ vững biên giới đất nước trước hành động xâm lấn của các nước lân bang.
Việc xử tội quan, binh lính vi phạm quân ngũ
Bên cạnh việc cấp phát lương bổng, ban thưởng cho quan quân và binh lính, để đảm bảo kỉ cương trong quân đội, triều Nguyễn đã ban hành các quy chế để xử phạt những trường hợp vi phạm quy định trong quân ngũ. Đối với các làng xã và những người mộ lính phải chịu trách nhiệm trước nhà nước về những người lính do mình tuyển mộ. Nếu là lính tuyển ở các làng bỏ trốn hoặc tàn phế, sức khỏe kém, phải cử người khắc thay thế; nếu là lính mộ, viên quản suất phải mộ người khác thay thế quân cho đủ. Đối với lính bỏ trốn khỏi quân ngũ ở các Dinh, quy định: “mỗi thập mà trốn 2 người thì Suất thập bị 30 roi, cứ thêm một người lại thêm một bậc; mỗi đội Thị trung trốn đến 12 người thì Chánh phó Suất đội đều chịu 30 roi, cứ 6 người lại thêm một bậc; vệ các quân Cẩm y, Thị nội và Thần sách, mỗi đội trốn đến 6 người thì Suất đội bị 30 roi, cứ 3 người lại thêm một bậc; mỗi vệ cơ trốn đến 60 người thì Chánh phó quân quan đều chịu 30 roi, cứ nghiêm ngặt đã góp phần tạo nên một lực lượng quân sự hùng mạnh của triều Nguyễn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ.
4. Kết luận
Trong bối cảnh tình hình chính trị có nhiều biến động, vì cơ đồ riêng của dòng họ, chính quyền các chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã ra sức xây dựng và tổ chức một lực lượng quân đội hùng mạnh. Quân đội được tổ chức ngày càng quy củ, trang bị đầy đủ các loại vũ khí hiện đại, biên chế thành nhiều binh chủng, quy chế trong quân ngũ ngày càng chặt chẽ đã giúp quân đội Đàng Trong duy trì được ưu thế trước các cuộc chiến với lực lượng chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, ngăn chặn các cuộc tấn công của người Chăm. Với sức mạnh của quân đội cùng với chính sách đối ngoại khôn khéo, chính quyền chúa Nguyễn đã can thiệp ngày càng sâu vào nội bộ chính trường Chân Lạp, từng bước xác lập chủ quyền lãnh thổ của mình một cách vững chắc trên vùng đất Nam Bộ (Thủy Chân Lạp).
Lực lượng quân đội không chỉ góp phần quan trọng vào việc ổn định bộ máy tổ chức quản lí, bảo vệ cuộc sống của nhân dân mà còn kịp thời ngăn chặn những hành động quấy nhiễu, cướp bóc, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của các thế lực từ trong và ngoài nước, xác lập một cách vững chắc chủ quyền lãnh thổ của Đại Việt trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Trong nửa đầu thế kỉ XIX, mặc dù đất nước đã yên bình, không có chiến tranh, nhưng các ông vua đầu triều máy tay... Quân đội triều Nguyễn thực sự là một đội quân hùng mạnh so với các nước trong khu vực Đông Nam Á lúc bấy giờ, góp phần quan trọng vào việc giữ vững biên giới, đánh bại các âm mưu xâm chiếm lãnh thổ của các nước lân bang, giữ vững nền độc lập, chủ quyền của nước ta trong nửa đầu thế kỉ XIX.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (2013), Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX, Nxb Khoa học xã hội.
2. J. Barrow (2011), Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792 – 1793), Nxb Thế giới.
3. Cristophoro Borri (1998), Xứ Đàng Trong năm 1621 (Hồng Nhuệ, Nguyễn Khắc
Xuyên và Nguyễn Văn Nghị dịch, chú giải), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
4. Lê Đản (2012), Nam Hà tiệp lục (Trần Đại Vinh dịch và khảo chú), Tạp chí Nghiên
cứu và Phát triển, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, số 3-4 (92-93).
5. Lê Quý Đôn (1964), Phủ biên tạp lục, Nxb Khoa học, Hà Nội.
6. Li Tana (2014), Xứ Đàng Trong - lịch sử kinh tế, xã hội Việt Nam thế kỉ 17 và 18,
Nxb Trẻ.
7. Đỗ Văn Ninh (1993), “Quân đội nhà Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (6).
8. Nhiều tác giả (2005), Lịch sử nhà Nguyễn, một cách tiếp cận mới, Nxb Đại học Sư phạm.
9. Trương Hữu Quýnh, Phan Đại Doãn, Nguyễn Cảnh Minh (2005), Đại cương lịch sử
Việt Nam (tập 1), Nxb Giáo dục.
10. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục (tập 1), Viện khoa học xã hội
Việt Nam - Viện sử học, Nxb Giáo dục.
11. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục (tập 2), Viện khoa học xã hội
Việt Nam - Viện sử học, Nxb Giáo dục.
12. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục (tập 3), Viện Khoa học xã hội
Việt Nam - Viện Sử học, Nxb Giáo dục.
13. Quốc sử quán triều Nguyễn (1998), Quốc triều chính biên toát yếu (tập 1), Nxb
Thuận Hóa.
14. Thích Đại Sán (1963), Hải ngoại kỉ sự (sử liệu nước Đại Việt thế kỉ XVIII), Viện Đại i Việt thế kỉ XVIII), Viện Đại học Huế, Ủy ban phiên dịch sử liệu Việt Nam.
Theo: dữ liệu sưu tập
Ảnh: Manhhai