Tết cách nay 700 năm có gì

 Tết Nguyên đán là dịp lễ quan trọng bậc nhất trong năm, là phong tục có từ lâu đời. Xưa thời Hùng Vương có tích bánh chưng – bánh dày tượng trưng cho trời và đất thể hiện nước ta là một nước thuần nông.

Khổng Tử viết trong Kinh Lễ: "Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó"

Tết xưa phong kiến

Sách Giao Chỉ Chí cũng có đoạn viết: "Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới, không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này".

Theo Sách An Nam Chí Lược của Lê Tắc soạn năm 1333, mục Phong tục chép:

Thường năm, trước lễ Tết hai ngày, vua đi xe ngự dụng, các quan tuỳ tùng đều mặc triều phục hầu đạo tiền, tế điện Đế Thích. 

Ngày 30 Tết, vua ngồi giữa cửa Đoan Củng, các bề tôi đều làm lễ, lễ rồi, xem các con hát múa trăm lối. Tối lại qua cung Động Nhân, bái yết Tiên Vương. Đêm ấy đoàn thầy tu vào nội làm lễ "Khu Na" (đuổi tà ma quỷ).

Dân gian thì mở cửa đốt pháo tre, cổ bàn trà rượu cúng tổ. Con trai con gái nhà nghèo, không có người mai dong để làm hôn lễ, thì tự mình phối hợp với nhau. 

Ngày Nguyên Đán, vào khoảng canh năm (từ 3 - 5 giờ sáng), vua ngồi trên điện Vĩnh Thọ, các tôn tử, các quan cận thần làm lễ hạ trước, rồi vào cung Trường Xuân, vọng bái các lăng tổ. Buổi sáng sớm, vua ngồi trên điện Thiên An, các phi tần sắp lớp ngồi, các quan trong nội đứng lộn xộn trước điện đánh thổi các bài ca nhạc trước đại đình. Con cháu nhà vua và bề tôi sắp hàng bái hạ, ba lần rót rượu dâng lên. Xong, các tôn tử lên điện chầu và dự yến. Các quan nội thần ngồi tiểu điện phía tây, các quan ngoại thần ngồi hai bên tả hữu vua, ăn tiệc, đến trưa lần lượt đi ra. Các thợ khéo làm một cái đài "Chúng tiên" hai tầng ở trước điện, một lúc thì cái đài ấy làm xong, vàng ngọc sáng chói. Vua ngồi ăn trên đài ấy, các quan làm lễ, trước sau chín lạy, và chín tuần rượu rồi giải tán. 

Ngày mồng 2 Tết, các quan đều làm lễ riêng ở nhà. 

Ngày mồng 3 Tết, vua ngồi trên gác Đại Hưng, xem các tôn tử và các quan nội cung đánh quả bóng (quả cầu thêu), hễ bắt được mà không rơi xuống đất là thắng. Quả bóng lấy gấm mà làm, bằng nắm tay đứa bé, có tua đeo lòng thòng đến hai mươi sợi. 

Mùng 5 Tết, lễ khai hạ, ăn yến xong thì để quan và dân lễ các chùa miếu và du ngoạn các vườn hoa.

Ad: Minh Khánh 

Nguồn tham khảo: An Nam Chí Lược.

Nguồn ảnh: Thời Quang Lưu Ảnh.

viết gia phả như thế nào


Mới hơn Cũ hơn