Theo ghi chép trong Mộc bản triều Nguyễn thì Kim ấn “Hoàng đế chi bảo” được ra đời vào tháng 2 năm Quý Mùi (1823), tính đến nay vừa tròn 200 năm tuổi. Sau khi ra đời, kim ấn này được xem như là “quốc bảo” của triều Nguyễn.
Năm Quý Tỵ (1833), vua Minh Mệnh đã quy định rõ hơn việc dùng ấn “Hoàng đế chi bảo” trong quá trình vua đi tuần thú địa phương và nghi lễ khi sử dụng ấn vàng này cũng hết sức đặc biệt.
Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 89, mặt khắc 12 ghi: “Phàm khi vua đi chơi, nếu theo lệ, phải đem theo ấn “Hoàng đế chi bảo”. Khi xa giá nhà vua đi thì những viên thỉnh bảo, tùy bảo ở Nội các cũng mũ áo theo hầu. Nếu đi chơi gần theo lệ, chỉ xin đem theo hòm ấn “Ngự tiền chi bảo” và hòm ấn “Văn lý mật sát” thì cứ theo thường, do quan Nội giám tâu xin đem đi”.
Kim ấn “Hoàng đế chi bảo” được vua sử dụng linh hoạt, ở mỗi thời điểm khác nhau, tuy nhiên về sau chức năng của ấn “Hoàng đế chi bảo” đã được quy định lại. Tháng 6, năm Bính Thân (1836), vua Minh Mệnh xuống dụ: “Lại đổi định: từ sau, phàm những tờ cáo dụ các bậc thân huân, bài huấn dụ cho các quan to trong ngoài khi vua đi tuần thú xem xét các địa phương, ban sắc thư cho ngoại quốc, đều dùng ấn “Hoàng đế chi bảo”, cho có phân biệt. Trước đây, phàm gặp việc cho đại xá, hoặc đàm ân, cáo dụ các bậc thân huân, huấn dụ quan lại khi đi tuần thú xem xét địa phương, ban sắc thư cho ngoại quốc, đều đóng ấn “Hoàng đế chi bảo”; đến đây mới đổi: phàm gặp khi đổi niên hiệu, ban đại xá, đại khánh đàm ân, thì đóng ấn ngọc tỉ; còn các việc từ cáo dụ thân huân trở xuống vẫn đóng ấn vàng bảo”.
Đến tháng ba, năm Kỷ Hợi (1839), vua Minh Mệnh đã cho bãi bỏ việc dùng ấn “Hoàng đế chi bảo” khi đi tuần thú địa phương, thay vào đó là dùng ấn “Đại Nam thiên tử” khi vua đi chơi.
Như vậy, kể từ năm Kỷ Hợi (1839), ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” chuyên dùng để cáo dụ thân huân, huấn dụ các quan lớn trong triều. Và kể từ năm Canh Tý (1840) trở đi, sau khi vua Minh Mệnh băng hà, ấn “Hoàng đế chi bảo” vẫn luôn được triều đình Nguyễn giữ gìn như một báu vật.
Vậy triều Nguyễn quy định việc sử dụng ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” như thế nào ?
Quả kim ấn “Hoàng đế chi bảo” được sử dụng trong những sự kiện đặc biệt quan trọng của triều đình. Năm Mậu Tý (1828), vị vua thứ hai triều Nguyễn đã cho định lệ chức năng của các ấn bảo tỉ. Trong đó, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được vua quy định sử dụng trong trường hợp sau: “Gặp Khánh tiết gia ân, các việc long trọng như cáo dụ thân huân, tuần xem địa phương cùng là ban sắc thư cho ngoại quốc, thì đóng ấn “Hoàng đế chi bảo”. Như vậy, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” bên cạnh việc xác nhận ý chí và mệnh lệnh của vua còn có tác dụng trong việc đóng dấu ban sắc thư ngoại giao với các nước lân bang lúc bấy giờ.”
Quả kim ấn “Hoàng đế chi bảo” được sử dụng trong những sự kiện đặc biệt quan trọng của triều đình. Năm Mậu Tý (1828), vị vua thứ hai triều Nguyễn đã cho định lệ chức năng của các ấn bảo tỉ. Trong đó, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” được vua quy định sử dụng trong trường hợp sau: “Gặp Khánh tiết gia ân, các việc long trọng như cáo dụ thân huân, tuần xem địa phương cùng là ban sắc thư cho ngoại quốc, thì đóng ấn “Hoàng đế chi bảo”. Như vậy, ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” bên cạnh việc xác nhận ý chí và mệnh lệnh của vua còn có tác dụng trong việc đóng dấu ban sắc thư ngoại giao với các nước lân bang lúc bấy giờ.”
Năm Quý Tỵ (1833), vua Minh Mệnh đã quy định rõ hơn việc dùng ấn “Hoàng đế chi bảo” trong quá trình vua đi tuần thú địa phương và nghi lễ khi sử dụng ấn vàng này cũng hết sức đặc biệt.
Mộc bản sách Đại Nam thực lục chính biên đệ nhị kỷ, quyển 89, mặt khắc 12 ghi: “Phàm khi vua đi chơi, nếu theo lệ, phải đem theo ấn “Hoàng đế chi bảo”. Khi xa giá nhà vua đi thì những viên thỉnh bảo, tùy bảo ở Nội các cũng mũ áo theo hầu. Nếu đi chơi gần theo lệ, chỉ xin đem theo hòm ấn “Ngự tiền chi bảo” và hòm ấn “Văn lý mật sát” thì cứ theo thường, do quan Nội giám tâu xin đem đi”.
Kim ấn “Hoàng đế chi bảo” được vua sử dụng linh hoạt, ở mỗi thời điểm khác nhau, tuy nhiên về sau chức năng của ấn “Hoàng đế chi bảo” đã được quy định lại. Tháng 6, năm Bính Thân (1836), vua Minh Mệnh xuống dụ: “Lại đổi định: từ sau, phàm những tờ cáo dụ các bậc thân huân, bài huấn dụ cho các quan to trong ngoài khi vua đi tuần thú xem xét các địa phương, ban sắc thư cho ngoại quốc, đều dùng ấn “Hoàng đế chi bảo”, cho có phân biệt. Trước đây, phàm gặp việc cho đại xá, hoặc đàm ân, cáo dụ các bậc thân huân, huấn dụ quan lại khi đi tuần thú xem xét địa phương, ban sắc thư cho ngoại quốc, đều đóng ấn “Hoàng đế chi bảo”; đến đây mới đổi: phàm gặp khi đổi niên hiệu, ban đại xá, đại khánh đàm ân, thì đóng ấn ngọc tỉ; còn các việc từ cáo dụ thân huân trở xuống vẫn đóng ấn vàng bảo”.
Đến tháng ba, năm Kỷ Hợi (1839), vua Minh Mệnh đã cho bãi bỏ việc dùng ấn “Hoàng đế chi bảo” khi đi tuần thú địa phương, thay vào đó là dùng ấn “Đại Nam thiên tử” khi vua đi chơi.
Như vậy, kể từ năm Kỷ Hợi (1839), ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” chuyên dùng để cáo dụ thân huân, huấn dụ các quan lớn trong triều. Và kể từ năm Canh Tý (1840) trở đi, sau khi vua Minh Mệnh băng hà, ấn “Hoàng đế chi bảo” vẫn luôn được triều đình Nguyễn giữ gìn như một báu vật.
Tags:
Việt Nam xưa